Đối với phần lớn gia đình, cho trẻ nhỏ ăn mỗi bữa là công việc vô cùng vất vả và tốn thời gian, đặc biệt khi bé đang trong giai đoạn ăn dặm. Tìm hiểu từ thực tế, nguyên nhân chính là bởi thói quen, phương pháp cho trẻ ăn dặm sai của người Việt. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu những cuốn sách hay về ăn dặm giúp mẹ nuôi con khỏe mạnh.
Ăn dặm là gì? Tìm hiểu về quá trình ăn dặm của trẻ
Thông thường giai đoạn ăn dặm của trẻ nằm khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến khoảng 1 năm tuổi. Trong giai đoạn này bé dần chuyển chế độ ăn từ dạng lỏng là sữa mẹ hay sữa công thức sang chế độ ăn dạng sệt rồi đến dạng miếng.
Khi mới sinh, sữa mẹ hay sữa công thức là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất và phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên khi phát triển đến giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi, nhu cầu phát triển của trẻ sẽ cao hơn, lúc này nguồn dinh dưỡng sẽ không đủ đáp ứng. Mẹ sẽ cần bổ sung thêm các dạng thức ăn khác như: cháo, bột, rau quả nghiền,… trong mỗi bữa ăn cho trẻ. Hiểu đơn giản, ăn dặm có nghĩa là cho trẻ ăn thêm các món ăn khác bên cạnh việc cho trẻ bú sữa.
Giới thiệu những sách hay về ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn
Khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm, trẻ thường không hợp tác do chưa quen hay mải nghịch ngợm. Nhiều cha mẹ bắt ép, tìm cách “đánh lừa” khi ăn dặm khiến tạo thành tâm lý đề phòng hay sợ hãi ở trẻ. Điều này khiến mỗi bữa ăn đều là những trải nghiệm gây mệt mỏi, căng thẳng cho các trẻ và gia đình.
Vậy làm sao để tạo niềm vui ăn uống cho trẻ, để mỗi bữa thật nhẹ nhàng cho cả mẹ và bé? Hãy tham khảo 7 gợi ý về những cuốn sách hay về ăn dặm để tìm hiểu phương pháp mà các tác giả chia sẻ cách để giúp mẹ nuôi con khỏe mạnh nhé! Những phương pháp này vô cùng hữu ích, ngoài những thực đơn trong sách này, các tác giả cũng khuyên các mẹ có thể sử dụng các món cháo ăn dặm mua ngoài của những thương hiệu lớn để đa dạng dinh dưỡng và giúp bé ăn ngon hơn. Một số loại cháo cho bé nổi tiếng như: cháo ăn dặm Matsuya, cháo Wakodo, bột ăn dặm Heinz…
1. Ăn Dặm Kiểu Nhật của tác giả Tsutsumi Chiharu
Điều khó khăn nhất đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm là phải thay đổi cách thức ăn uống. Từ việc dễ dàng hấp thu thức ăn qua việc bú mẹ hay sữa ngoài, trẻ dần phải làm quen với việc nhai và nuốt. Với các mẹ, điều quan trọng nhất trong quá trình này là vừa phải cho trẻ làm quen với các món ăn mới, đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời tạo sự hứng thú, tự giác ăn uống cho trẻ. Để là được điều này, tác giả Tsutsumi Chiharu cho rằng thống nhất quan điểm chính là yếu tố quyết định.
Sự thống nhất quan điểm trong quá trình ăn dặm của trẻ được cuốn sách phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. Thống nhất về cách chọn thực phẩm, lượng ăn, cách cho trẻ ăn và cả thái độ của những người trong gia đình. Trong thời gian đầu khi cho trẻ tập ăn dặm, các gia đình thường cảm nhạy cảm và lo lắng không biết nên cho trẻ ăn gì, bao nhiêu và như thế nào. Tâm lý này kéo dài ở người lớn sẽ truyền sang cho trẻ và làm mất đi bầu không khí tự nhiên trong bữa ăn.
Với cuốn sách “Ăn Dặm Kiểu Nhật”, tác giả Tsutsumi Chiharu đã tổng hợp và giới thiệu hàng loạt các công thức nấu món ăn dặm ngon miệng theo đúng phong cách Nhật. Những món ăn này có công thức chế biến đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đi kèm với lượng công thức phong phú, nội dung sách còn nói rất kỹ về những thực phẩm, món ăn phù hợp với từng trạng thái cơ thể của trẻ khi đau ốm, dị ứng,…
2. Phương Pháp Ăn Do Bé Chỉ Huy – Gill Rapley, Tracey Murkett
Hình ảnh các mẹ đút từng miếng thức ăn được nghiền nhuyễn cho bé nhưng ngay lập tức bị nhè ra chắc hẳn rất quen thuộc với hầu hết các gia đình. Phương pháp cho trẻ ăn dặm này không hiệu quả và được Gill Rapley, Tracey Murkett chứng minh trong cuốn sách của mình. Bởi việc được ăn bằng cách nhờ người khác đút là phương pháp hoàn toàn thụ động. Trẻ không kiểm soát được lượng thức ăn sẽ cho vào miệng mình nên không thể điều khiển các cơ hàm, môi hay họng một cách phù hợp. Chính vì thế khi lượng thức ăn quá lớn sẽ khiến bè nhè ra.
Với “Phương Pháp Ăn dặm Do Bé Chỉ Huy” bé sẽ được chủ động trong chuyện ăn uống hơn. Mẹ không cần phải vất vả đút thức ăn hay nghiền nhuyễn cho trẻ. Thay vào đó, trẻ sẽ được cung cấp các loại thức ăn được cắt nhỏ với kích thước vừa phải để dễ dàng cầm nắm. Trẻ sẽ chính là người tự quyết định món ăn , số lượng và thời gian của bữa ăn. Tất nhiên thời gian đầu có thể bé sẽ bị ọe do mới tập làm quen với đồ ăn. Sau khi bé đã có ý thức và kỹ năng hơn thì bữa ăn sẽ diễn ra thoải mái, cha mẹ không nên quá lo lắng.
3. Ăn Dặm Không Nước Mắt của tác giả Việt – Nguyễn Thị Ninh
Cuốn sách là những kinh nghiệm được chia sẻ từ mẹ Xoài – một người mẹ Việt nuôi con tại Nhật. Học hỏi những kinh nghiệm của các mẹ Nhật và những kiến thức tính lũy của chính mình, mẹ Xoài đã cố gắng tạo cho bé thói quen ăn uống tự giác và tập trung.
Mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân, mong muốn của bé và tìm ra những các món ăn cách trang trí và chế biến đa dạng, phù hợp giúp bé thèm ăn và ăn được nhiều hơn. Con không khóc vì bị ép ăn, mẹ không còn phải khóc khi thấy con bỏ bữa, đây chính là mục tiêu của Ăn Dặm Không Nước Mắt. Đặc biệt sách có liệt kê các công thức nấu cháo ăn dặm theo từng giai đoạn cho trẻ giúp mẹ có “kim chỉ nam” vàng để chăm sóc con
Với cách viết đơn giản tác giả Nguyễn Thị Ninh nội dung của cuốn sách vô cùng dễ hiểu và thực hiện theo. Hi vọng những kinh nghiệm của mẹ Xoài sẽ giúp ích cho những bà mẹ Việt và các con có một thời kỳ ăn dặm nhẹ nhàng thoải mái.
4. Ăn Dặm Không Phải Là Cuộc Chiến – Tác giả Mẹ Ong Bông
Không chỉ đơn thuần là các công thức nấu ăn dặm cho trẻ, Ăn Dặm Không Phải Là Cuộc Chiến đi vào phân tích chi tiết những kiến thức nuôi dạy trẻ trong quá trình ăn dặm. Cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ? Điều gì khiến tạo hứng thú ăn uống cho trẻ. Cách nêm nếm thức ăn hay lời khuyên cho cha mẹ khi muốn thực hiện phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
Dựa trên cơ sở về phương pháp ăn dặm của người Nhật và tự chỉ huy tác giả đã kết hợp thực đơn ăn dặm của chính người Nhật với các món truyền thống của người Việt. Các thực đơn được tác giả biến tấu, thay đổi nguyên liệu để phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam mà vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng. Tác giả cũng gợi ý thêm về cách làm linh hoạt thay đổi các món ăn theo nhu cầu của bé.
5. Sổ Tay Ăn Dặm Của Mẹ – Bí kíp nuôi con của bác sĩ Lê Thị Hải
Đây có lẽ là cuốn sách gối đầu giường, cực kỳ phù hợp với những ông bố, bà mẹ những người mới có con đầu lòng, vẫn còn bỡ ngỡ khi mới tìm hiểu. Tác giả của cuốn sách cũng là bác sĩ Lê Thị Hải – Nguyên GĐ Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia.
Sổ Tay Ăn Dặm Của Mẹ là sự kết hợp hoàn hảo giữa phương pháp chế biến món ăn dặm truyền thống và kiểu Nhật. Đồng thời sách cũng tổng hợp thêm về phương pháp dạy con theo cách chỉ chỉ huy. Tác giả của cuốn sách đã gói gọn hầu hết kiến thức chăm sóc trẻ trong giai đoạn ăn dặm dưới dạng các đoạn hội thoại dạng Hỏi – Đáp ngắn gọn.
6. Những Rắc Rối Thường Gặp Khi Bé Ăn Dặm – Nguyễn Thị Minh Kiều
Khi còn là bào thai, cơ thể trẻ được cung cấp và dự trữ sẵn một nguồn dinh dưỡng phục vụ cho việc phát triển cơ thể sau này. Tuy nhiên, khi phát triển được khoảng hơn 6 tháng tuổi thì một số chất quan trọng như sắt sẽ mất đi mà không thể lấy lại được qua sữa mẹ hay sữa công thức. Điều này thúc đẩy cơ thể trẻ bắt buộc phải bổ sung từ nguồn khác. Lúc này chính là thời kỳ ăn dặm, bước khởi đầu để bé dần làm quen với các loại thực phẩm khác.
Nội dung chính của “Những Rắc Rối Thường Gặp Khi Bé Ăn Dặm” phân tích những khó khăn và cả cách khắc phục mà cha mẹ có thể gặp phải trong quá trình cho trẻ tập ăn dặm. Thêm vào đó, tác giả cũng đưa ra khung khẩu phần, thực đơn mẫu theo lịch ăn hàng ngày, hàng tuần cho trẻ từ 4 – 12 tháng để cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con mình.
7. Thực đơn ăn cho bé – Tác giả Hà Châu
Nội dung của sách Thực đơn ăn dặm cho bé được tác giả chia làm 3 phần chính, tập trung vào cách ăn dặm truyền thống cho trẻ.
Ở phần đầu – Những điều cần biết khi nuôi trẻ, tác giả chia sẻ những kiến thức về dinh dưỡng cơ bản để cha mẹ lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ.
Ở phần hai – Thực đơn và cách làm thức ăn, cháo ăn dặm cho bé. Những công thức, chế độ ăn uống được tác giả chia cụ thể theo từng mốc thời gian.
Cuối cùng, chương ba kết thức bằng kiến thức về các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, iốt, kẽm và những thực phẩm chứa chúng.
Cuốn sách không chỉ cung cấp những kiến thức về giai đoạn ăn dặm ở trẻ, mà bao quát trong suốt từ thời gian từ 0 đến 24 tháng tuổi.
Bài viết đã giới thiệu về Top 7 sách hay về ăn dặm giúp mẹ nuôi con khỏe mạnh đang được nhiều mẹ tìm mua và tham khảo trong thời gian gần đây. Mong rằng từ những kiến thức trong sách, mẹ và bé sẽ trải qua giai đoạn ăn dặm thoải mái và khỏe mạnh!